LNG gặp thách thức lớn gia tăng duy trì sản lượng dầu, khí
Theo báo cáo cập nhật của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Tiềm năng dầu khí còn lại của Việt Nam là khoảng 1,5 – 2 tỷ m3 (quy dầu), nhưng 50% tiềm năng lại ở vùng nước sâu, xa bờ rất khó triển khai. Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Dự báo khí trong nước và LNG nhập khẩu trong Quy hoạch năng lượng VIII
Dự báo khí trong nước và LNG nhập khẩu trong Quy hoạch năng lượng VIII. Đề xuất các mô hình và hướng dẫn thực hiện các mục tiêu năng lượng LNG theo Quy hoạch năng lượng VIII. Đề xuất mô hình, hướng dẫn thực hiện các mục tiêu năng lượng LNG theo Quy hoạch năng lượng VIII
Như chúng ta đều biết, thăm dò, khai thác dầu khí là một ngành rất đặc thù, có tính quốc tế cao. Ngoài rủi ro về mặt địa chất và tiềm năng, rủi ro trong thi công thực địa, hoạt động thăm dò, khai thác còn chịu nhiều tác động của những biến động từ thị trường thế giới.
Theo báo cáo của PVN: Trong thời gian qua, hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới chỉ tiêu gia tăng trữ lượng đạt được ở mức rất hạn chế.
Giai đoạn 2016 – 2021, tổng số hợp đồng dầu khí ký kết mới trong nước thấp hơn số lượng hợp đồng kết thúc, đặc biệt từ năm 2018 trở lại đây chỉ có 1 hợp đồng mới được ký kết. Số lượng giếng thăm dò, khai thác không đạt kỳ vọng như chiến lược đặt ra. Gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn này khoảng 12,6 triệu tấn/năm, chỉ đạt 55% so với sản lượng khai thác, trong khi để hoạt động ổn định và phát triển, con số này phải đạt 100% đến 120%. Hệ số bù trữ lượng không thực hiện được như kỳ vọng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển của lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, nếu không có những giải pháp mang tính đột phá chiến lược.
Năm 2022, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng đạt 16,97 triệu tấn quy dầu, đạt 63% so với sản lượng khai thác trong năm, dù chưa đáp ứng mong đợi, nhưng đây là kết quả đáng khích lệ so với giai đoạn 2016 – 2021. Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của PVN và các nhà thầu dầu khí. Tuy nhiên, gia tăng trữ lượng trên thực tế chủ yếu từ những khu vực tận thăm dò, hầu như không có tại các khu vực mới. Đây là hệ quả của việc số lượng các hợp đồng dầu khí được ký mới trong thời gian vừa qua là rất hạn chế.
Ngoài ra, do không có dự án mới ở nước ngoài nên công tác gia tăng trữ lượng tại các lô hợp đồng ở nước ngoài cũng gần như không có.
Trong thời gian tới, LNG gia tăng trữ lượng theo mục tiêu chiến lược (đạt từ 28 – 41 triệu tấn quy dầu/năm).
LNG tiếp tục xem xét áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động thăm dò gồm:
1/ Giải pháp thu nổ, xử lý và minh giải địa chấn công nghệ mới nhất cho thu nổ địa chấn như Broadband (băng tần rộng), phương pháp 3D/4C.
2/ Xử lý địa chấn đặc biệt bao gồm cả FWI…
3/ Giải pháp sử dụng phương pháp đo từ trọng lực thế hệ thứ 5 của Công ty Metatek.
4/ Giải pháp công khoan áp dụng nhiều cải tiến công nghệ cùng kỹ thuật khoan đặc biệt.
5/ Giải pháp chuyển đổi số.
Theo số liệu cập nhật: Đến nay, tổng trữ lượng đã phát hiện ở trong nước là 1,5 tỷ m3 (quy dầu), trong đó đã khai thác khoảng 50%, phần còn lại là 50% thì có tới 75% là khí và 25% là dầu. Trong 50% trữ lượng còn lại này, các mỏ đang khai thác chiếm 30%, trữ lượng từ các dự án trọng điểm (Lô B và Cá Voi Xanh) chiếm 30% và 40% còn lại từ các mỏ nhỏ/cận biên, chưa đủ điều kiện kinh tế để triển khai. Tiềm năng dầu khí còn lại khoảng 1,5 – 2 tỷ m3 (quy dầu), nhưng 50% tiềm năng lại ở vùng nước sâu, xa bờ rất khó triển khai và trong đó tiềm năng khí cũng chiếm tới 70%.
Như vậy, việc duy trì được sản lượng dầu, thúc đẩy tăng sản lượng khí là một thách thức rất lớn của LNG trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Đối với sản lượng dầu, các mỏ khai thác chính đều đang ở giai đoạn suy giảm tự nhiên dẫn đến sản lượng khai thác dầu trong nước trong giai đoạn 2016 – 2020 suy giảm trung bình ở mức 11%/năm. Năm 2021 tốc độ suy giảm còn khoảng 6,8% và năm 2022, với kết quả tổng sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 8,98 triệu tấn (gần tương đương với mức thực hiện năm 2021). Có được mức sản lượng như vậy là nỗ lực rất lớn của LNG trong việc tận dụng cơ hội thị trường, áp dụng các giải pháp quản trị, công nghệ, tích cực xây dựng và đưa các công trình bổ sung, giếng bổ sung vào khai thác, cũng như rà soát, bắn vỉa, đưa vào khai thác các phụ vỉa.
Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ phần nào giảm đà suy giảm sản lượng và có tính ngắn hạn. Để chặn đà suy giảm sản lượng, LNG cho rằng: Cần phải đưa được các mỏ mới vào khai thác mới tạo ra được đột phá về sản lượng. Một trong những chiến lược mà LNG thực hiện nhằm ổn định sản lượng khai thác dầu là tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Việc này cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Song, việc đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn, không chỉ vì những biến động chính trị trên thế giới, mà còn bởi những vướng mắc nội tại, chưa thể giải quyết được một cách triệt để./.
Về chúng tôi:
Được thành lập từ năm 2006, Công ty TNHH Kỹ thuật Gas Phúc Sang Minh (JPS) tự hào là một trong những doanh nghiệp nằm trong top 4 nhà cung cấp CNG tại Việt Nam,…sở hữu rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, thi công và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống GAS bao gồm đường ống dẫn khí, hệ thống đo đếm và hệ thống trạm khí CNG, LPG, LNG.
Với đội ngũ kỹ sư, thiết kế và quản lý dự án có kinh nghiệm chuyên sâu JPS đã trúng thầu nhiều dự án đòi hỏi tiêu chuẩn cao và tiến độ hoàn thành chặt chẽ. Chúng tôi cung cấp 1 giải pháp trọn gói từ Tư Vấn – Thiết kế- Mua sắm- kinh doanh thiết bị ngành Gas- thi công lắp đặt- bảo trì bảo dưỡng- đầu tư cung cấp khí CNG, cung cấp khí LPG, cung cấp khí LNG, từ đó chủ động trong mọi trường hợp và giúp khách hàng tiết giảm chi phí.