Khí LNG – Những thông tin về LNG bạn cần biết

Bạn đã biết khí LNG là gì chưa? Ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Phúc Sang Minh để tìm hiểu những thông tin về LNG nhé!

Khí LNG là gì?

Khí LNG (tên tiếng anh là Liquefied Natural Gas) được biết là một trong các loại khí thiên nhiên. Đây là loại khí được hóa lỏng khi làm lạnh sâu đến 162ºC và sở hữu 5 không (không màu, không mùi, không độc hại, không có tính chất ăn mòn và không nặng hơn không khí). Nhiệt độ lửa vào 2340ºC nên được đánh giá là một trong các loại khí an toàn với môi trường. Thành phần chủ yếu của LNG là metan (khoảng 95%) và một lượng nhỏ các khí khác.

Với thể tích nhỏ, LNG chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15ºC, 1 atm). Đây là dòng khí tự nhiên thuận tiện cho việc lưu trữ và vận chuyển đến nhiều nơi trên thế giới.

Đa phần, LNG được các quốc gia vận chuyển bằng đường biển với các con tàu có tải trọng từ 170,000 m3 đến 260,000 m3, trong đó tải trọng phổ biến nhất là từ 155,000 m3 đến 170,000 m3.

Quy trình vận chuyển khí LNG
Quy trình vận chuyển khí LNG (Thông tin tham khảo pvn.vn)

Tiếp đến khí LNG sẽ được chuyển trở lại trạng thái khí khi đi qua thiết bị tái hóa khí và được bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ.

Song song đó, khí LNG có thể được chuyên chở bằng xe bồn, tàu hỏa, tàu ven biển có tải trọng từ 2,500-12,000 m3 đến những hộ tiêu thụ ở xa đường ống dẫn khí, các thị trường khu vực ven biển, các đảo ngoài khơi.

Ứng dụng của khí LNG

Khí LNG được sử dụng cho nhiều mục đích và yêu cầu của các nhà máy điện, hộ công nghiệp, tòa nhà, khu đô thị. Nhằm hướng tới một tương lai xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. LNG còn được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện như tàu biển, tàu hỏa và xe vận tải.

Các nước mua bán LNG hiện nay tập trung ở Châu Á (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…), Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, LNG được sử dụng trong các nhà máy điện và hộ tiêu thụ công nghiệp. Trong tương lai, khí LNG sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường Việt Nam.

Khí LNG và những con số biết nói

Khí LNG được đánh giá là loại khí có ít chất thải nhất sau khi đốt, đa phần là chất thải sạch, khí LNG được đánh giá là nguồn năng lượng thay thế cho hiện tại và tương lai toàn cầu. Dựa trên một loại các nghiên cứu so sánh tổng lượng phát thải trong vòng đời của cả 2 loại nhiên liệu dựa trên các khâu khai thác, sản xuất, vận chuyển và đốt trong các nhà máy điện ở nước ngoài, Các nhà khoa học đã cho ra kết quả, cụ thể:

Thông tin về khí LNG và những số liệu liên quan
Thông tin về LNG và những số liệu liên quan (Nguồn tham khảo thông tin erav.vn)
  • Quy trình đốt cháy LNG không thải ra muội than, bụi hoặc khói
  • Tạo ra ít hơn 30% CO2 so với dầu nhiên liệu & 45% so với than đá
  • Giảm 2 lần lượng khí thải nito oxit
  • Hầu như không có khí thải SO2 cho môi trường

Có thể thấy, LNG đang là loại khí khắc phục được các nhược điểm của các loại nhiên liệu truyền thống như than đá, xăng, dầu,… .Việc sử dụng LNG góp phần giúp Việt Nam hướng tới nền công nghiệp thải khí sạch sau khi đốt ra môi trường, cũng như góp phần bền vững giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về môi trường với Quốc tế.

Được thành lập từ năm 2006, Công ty TNHH Kỹ thuật Gas Phúc Sang Minh (JPS) tự hào là một trong những doanh nghiệp lâu đời trong thị trường và sở hữu rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, thi công  và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống GAS bao gồm đường ống dẫn khí, hệ thống đo đếm và hệ thống trạm khí CNG, LPG, LNG.

Với đội ngũ kỹ sư, thiết kế và quản lý dự án có kinh nghiệm chuyên sâu JPS đã trúng thầu nhiều dự án đòi hỏi tiêu chuẩn cao và tiến độ hoàn thành chặt chẽ. Chúng tôi cung cấp 1 giải pháp trọn gói từ Tư Vấn – Thiết kế- Mua sắm- kinh doanh thiết bị ngành Gas- thi công lắp đặt- bảo trì bảo dưỡng- đầu tư cung cấp khí CNG, cung cấp khí LPG, cung cấp khí LNG, từ đó chủ động trong mọi trường hợp và giúp khách hàng tiết giảm chi phí.

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Nguồn tham khảo:

Dữ liệu bài viết được tham khảo từ trang tin của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Bài viết Khí Thiên Nhiên Hóa Lỏng (LNG))& Cục điều tiết điện lực (Bài viết Hiểu về LNG)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *